Giá nhà đất TP.HCM theo chu kỳ 10 năm thường tăng ít nhất 3 lần. Trong năm 2020 tới đây, có 3 lý do chính khiến các chuyên gia tin rằng mức giá nhà ở TP.HCM tiếp tục tăng cao.
Tải Danh sách 13 dự án nhà ở tại TP.HCM sắp bàn giao
Lý do thứ 1 khiến giá nhà ở TP.HCM tăng cao: Điều chỉnh bảng giá đất giai đoạn 2020 – 2024 của TP.HCM
Thị trường bất động sản TP.HCM đang xôn xao về việc bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 sẽ tăng mạnh trước bối cảnh khung giá đất cũ sẽ hết hạn vào ngày 29/12/2019. Trước tình hình chung, việc điều chỉnh bảng giá đất giai đoạn 2020 – 2024 của TP.HCM được dự báo sẽ tăng cao.
Hiện đang có 3 phương án được đề xuất: Một là tăng gấp đôi mức giá tối đa hiện tại. Hai là, tăng khoảng gấp rưỡi mức giá tối đa so với mức giá hiện nay. Ba là, tăng khoảng 1/3 mức giá tối đa so với mức giá hiện nay.
Thị trường bất động sản TP.HCM đang xôn xao về việc bảng giá đất giai đoạn 2019 - 2024 sẽ tăng mạnh.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, giá đất tối đa trong Bảng giá đất có thể là: phương án 1 có giá đất ở tối đa 429 triệu đồng/m2, phương án 2 có giá đất ở tối đa 319,8 triệu đồng/m2 và phương án 3 có giá đất ở tối đa 280 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, khi giá đất tăng, chi phí đầu vào của sản phẩm bất động sản đương nhiên sẽ tăng theo. Mức giá đất quá cao, sẽ đẩy giá thị trường bất động sản lên rất cao, đặc biệt là đẩy giá đất của các dự án (trên thị trường sơ cấp), từ đó đẩy giá nhà ở tại TP.HCM tiếp tục tăng.
Lý do thứ 2 khiến giá nhà ở TP.HCM tăng cao: Nguồn cung khan hiếm
Trong 9 tháng đầu năm 2019, toàn thành phố chỉ có một dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm 83% so với năm ngoái. Khan hiếm nguồn cung khiến căn hộ giá thấp đã bị đẩy vượt mức 25 triệu đồng/m2 và trở thành căn hộ trung cấp.
Theo CBRE, giá căn hộ mà các chủ đầu tư bán ra thị trường (giá bán sơ cấp) trong 9 tháng đầu năm 2019 trung bình là 1,851 USD/m2 (tương đương 43.5 triệu đồng/m2), tăng 15% so với cùng kỳ năm 2018. Phân khúc nhà ở, đặc biệt nguồn cung nhà ở bình dân trở nên càng khan hiếm dù nhu cầu ở thực tăng cao.
Tất cả dự án trung cấp được mở bán trong 9 tháng đầu năm 2019 gần như được bán hết.
Song, nhu cầu về nhà ở vẫn còn rất lớn. Dù nguồn cung giảm mạnh nhưng sức mua vẫn lớn, đặc biệt là nhu cầu căn hộ. Tất cả dự án trung cấp được mở bán trong 9 tháng đầu năm 2019 gần như được bán hết. Sức tiêu thụ trên thị trường rơi vào khoảng 70 - 80%, riêng phân khúc trung cấp tiêu thụ từ 90 - 100%.
Đồng thời, giá bán vẫn có xu hướng tăng trên thị trường nhà đất. Cụ thể, phân khúc trung cấp và cao cấp tăng từ 17 - 20%/năm. Tính mức tăng trung bình trên toàn thị trường rơi vào khoảng 15%/năm.
Lý do thứ 3 khiến giá nhà ở TP.HCM tăng cao: Thuận theo chu kỳ của thị trường
Theo ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa nhận định, đồ thị giá đất tại TP.HCM hơn 2 thập niên qua hoạt động theo hình sin. Cả chu kỳ có xu hướng tăng giảm đan xen, nhưng xu thế giá đất leo thang mạnh hơn và được các chuyên gia dự báo quy luật này sẽ còn tiếp diễn trong những thập niên tới.
Trung bình bất động sản tăng giá trên 10% mỗi năm. Trong một thập niên, thị trường thường chia thành nhiều đợt biến động giá. Đợt tăng đầu tiên của chu kỳ thường mạnh và kéo dài 2 - 4 năm. Trong đó, giá bất động sản liền thổ thường tăng mạnh hơn loại hình căn hộ chung cư nhưng giá trị khai thác của chung cư ổn định hơn.
Trung bình giá nhà đất tại TP.HCM tăng giá trên 10% mỗi năm.
Cần lưu ý rằng, hiện nay tốc độ lạm phát hàng năm 5 - 6%, các ngành sản xuất khác cũng dần phát triển và bất động sản bước vào giai đoạn khó khăn. Có thể hiểu là trong ngắn hạn, ở giai đoạn khó khăn, giá bất động sản có thể giảm nhưng cả chu kỳ dài xu hướng tăng giá vẫn chiếm ưu thế.
Đây là lý do chính khiến những nhà đầu tư lướt sóng có thể thắng hoặc bại, nhưng nhà đầu tư dài hạn thường không lỗ bởi đầu tư theo chu kỳ dài. Tuy nhiên, để đầu tư bất động sản dài hạn bắt buộc nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh và bố trí sắp xếp dòng tiền hợp lý.